Thế nào là thương mại điện tử


Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LÀ GÌ?

1. Thương mại điện tử là gì ?
Có nhiều khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT), nhưng hiểu một cách tổng quát, TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử. TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh doanh.
TMĐT càng được biết tới như một phương thức kinhdoanh hiệu quả từ khi Internet hình thành và phát triển. Chính vì vậy, nhiều người hiểu TMĐT theo nghĩa cụ thể hơn là giao dịch thương mại, mua sắm qua Internet và mạng (ví dụ mạng Intranet của doanh nghiệp).



2. Lợi ích của TMĐT
Lợi ích lớn nhất màTMĐT đem lại chính là sự tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn so với giao dịch truyền thống, ví dụ gửi fax hay thư điện tử thì nội dung thông tin đến tay người nhận nhanh hơn gửi thư. Các giao dịch qua Internet có chi phí rất rẻ, một doanh nghiệp có thể gửi thư tiếp thị, chào hàng đến hàng loạt khách hàng chỉ với chi phí giống như gửi cho một khách hàng. Với TMĐT, các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau, giữa thành phố với nông thôn, từ nước này sang nước kia, hay nói cách khác là không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Điều này cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian gặp mặt trong khi mua bán. Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi tại nhà để đặt hàng, mua sắm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thật nhanh chóng.

Những lợi ích nhưtrên chỉ có được với những doanh nghiệp thực sự nhận thức được giá trị của TMĐT. Vì vậy, TMĐT góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để thu được nhiều lợi ích nhất. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh một cách bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài.

3. Các loại hình ứng dụng TMĐT
Dựa vào chủ thể của thương mại điện tử, có thể phân chia thương mại điện tử ra các loại hình phổ biến như sau:
- Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp - B2B (business to business);
- Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng - B2C (business to consumer);
- Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước - B2G (business to government);
- Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau - C2C (consumer to consumer);
- Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân - G2C (government to consumer).

B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Theo Tổ chức Liên hợp quốc về Hợp tác và Phát triển kinh tế (UNCTAD), TMĐT B2B chiếm tỷ trọng lớn trong TMĐT (khoảng 90%). Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng TMĐT như mạng giá trị gia tăng (VAN); dây chuyền cung ứng hàng hoá, dịch vụ (SCM), các sàn giao dịch TMĐT… Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Ở một mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động. TMĐT B2B đem lại nhiều lợi ích thực tế cho doanh nghiệp, đặc biệt giúp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng các cơ hội kinh doanh,…
B2C là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các phương tiện điện tử. Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng. Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng. Giao dịch B2C tuy chiếm tỷ trọng ít (khoảng 10%) trong TMĐT nhưng có sự phạm vi ảnh hưởng rộng. Để tham gia hình thức kinh doanh này, thông thường doanh nghiệp sẽ thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hoá, dịch vụ; tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. TMĐT B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc.

B2G là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò khách hàng. Quá trình trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể thiết lập những website tại đó đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng của các cơ quan nhà nước, tiến hành việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp trên website. Điều này một mặt giúp tiết kiệm các chi phí tìm nhà cung cấp, đồng thời giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt động mua sắm công.
C2C là loại hình giao dịch giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của các phương tiện điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách là người bán, người cung cấp dịch vụ. Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá một số món hàng mình có. C2C góp phần tạo nên sự đa dạng của thị trường.
G2C là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân. Đây chủ yếu là các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể mang những yếu tố của TMĐT. Ví dụ khi người dân đóng tiền thuế qua mạng, trả phí khi đăng ký hồ sơ trực tuyến, v.v...

4. Pháp luật về thương mại điện tử
Ngày 1/3/2006, Luật Giao dịch điện tử Việt Nam chính thức có hiệu lực. Đến cuối năm 2007, bốn trong số năm nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử đã được ban hành, về cơ bản hoàn thành khung pháp lý cho việc triển khai ứng dụng giao dịch điện tử trong các lĩnh vực lớn của đời sống xã hội.
Ngày 9/6/2006, Chính phủ ban hành Nghị định về Thương mại điện tử với việc thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng cho đến thực hiện hợp đồng.
Ngày 15/2/2007, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số được ban hành. Nghị định này quy định về chữ ký số và các nội dung cần thiết liên quan đến sử dụng chữ ký số, bao gồm chứng thư số và việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây là những quy định nền tảng để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh an toàn cũng như độ tin cậy của các giao dịch điện tử, là điều kiện tiên quyết về mặt kỹ thuật để thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử rộng rãi trong xã hội.
Ngày 23/2/2007,Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định này ra đời nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển một môi trường giao dịch điện tử an toàn, hiệu quả; giúp Chính phủ quản lý được giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ tài chính, giảm thiểu hậu quả xấu phát sinh trong giao dịch điện tử như trốn thuế, gian lận khi lập hóa đơn chứng từ.
Ngày 8/3/2007, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng được ban hành tập trung hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch điện tử cho các hoạt động ngân hàng cụ thể, bảo đảm những điều kiện cần thiết về môi trường pháp lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng.

5. Thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử là hình thức thanh toán tiếnhành trên môi trường internet, thông qua hệ thống thanh toán điện tử người sử dụng mạng có thể tiến hành các hoạt động thanh toán, chi trả, chuyển tiền, ...
Thanh toán điện tửđược sử dụng khi chủ thể tiến hành mua hàng trên các siêu thị ảo và thanh toán qua mạng. Để thực hiện việc thanh toán, thì hệ thống máy chủ của siêu thị phải có được phầm mềm thanh toán trong website của mình.

6. Quảng cáo trên Internet
Cũng như các hình thức quảng cáo khác, quảng cáo trên mạng nhằm cung cấp thông tin đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người bán và người mua. Tuy nhiên, quảng cao trên mạng khác hẳn với quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác vì nó giúp người tiêu dùng có thể tương tác với quảng cáo. Trên mạng mọi thứ đều có thể đưa vào quảng cáo, từ bố trí sản phẩm tới thiết kế các ảnh nền phía sau nội dung quảng cáo, làm cho logo hoặc bất cứ nhãn hiệu sản phẩm nào cũng trở nên nổi bật. Quảng cáo trên Internet cũng tạo cơ hội cho các nhà quảng cáo nhắm chính xác vào đối tượng khách hàng của mình và giúp họ quảng cáo với đúng sở thích và thị hiếu người dùng. Ngoài ra, quảng cáo trên mạng còn là sự kết hợp của quảng cáo truyền thống và tiếp thị trực tiếp. Đó là sự kết hợp giữa cung cấp nhãn hiệu, cung cấp thông tin và trao đổi buôn bán ở cùng một nơi.

* Các hình thức quảng cáo trên Internet
- Quảng cáo bằng các banner, đường link qua các website khác
- Quảng cáo qua E-mail
- Quảng cáo trên Website
Xu hướng của TMDT trong tương lai

(TBVTSG) - Loại hình thương mại điện tử di động (M-commerce) đã phát triển nhanh trên toàn cầu từ những năm cuối thập niên 1990, theo sau các sáng kiến khai thác tính năng của điện thoại di động vào mục đích thông tin, quảng cáo, mua sắm, thanh toán và cung cấp chứng từ. Làn sóng ứng dụng được kỳ vọng mạnh nhất ở các nền kinh tế vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch và những nơi người dân khó có điều kiện tiếp cận với các ngân hàng. Cầm trong tay một chiếc điện thoại di động để điều khiển dòng tiền, dòng hàng hay dịch vụ “chảy” theo ý mình, đó là một điều kỳ diệu.
Tại cuộc hội nghị cấp cao toàn cầu bàn về M-commerce hồi tháng Ba ở Sangri-la (Singapore), các nhà quản lý ngân hàng, công ty khai thác ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông (operator) cùng các doanh nghiệp tham dự đã cho thấy sự bùng nổ của loại hình thương mại này không đơn giản là một hiện tượng mà là một tiến trình hoàn chỉnh thương mại điện tử trong nền thương mại toàn cầu hóa và xã hội hóa ngày nay.
Bằng sự đơn giản và tiện dụng, M-commerce (Mobile e-commerce) kiến tạo thị phần bán lẻ rất quan trọng cho các chợ điện tử (electronic-based markets), điều mà thương mại trực tuyến (Internet e-commerce) với kỹ thuật phức tạp và tốn kém hơn chỉ thích hợp cho các giao dịch có giá trị lớn.
Nguyên nhân bùng nổ
Sự bùng nổ M-commerce trước hết là do số lượng điện thoại di dộng được tiêu thụ trên toàn cầu tăng lên rất nhanh, có khả năng qua mặt số lượng máy tính và máy tính xách tay kể từ năm 2013, thứ hai là do các sáng kiến khai thác thành công điện thoại di động vào việc mua sắm của các nhà triển khai (operator) tiên phong nhắm vào sở thích giản tiện của khách hàng.
Con người ngày nay cần trao đổi nhiều hơn, di chuyển nhiều hơn và tìm cách giải quyết trực tiếp các công việc hay nhu cầu sinh hoạt ở mọi nơi mọi lúc chứ không chờ đợi. Người ta thấy rằng các kỹ thuật tương tác qua đường truyền Internet cũng rất có ích cho người sử dụng điện thoại truyền qua làn sóng vô tuyến.
Từ đây bắt đầu cuộc chạy đua phát triển công nghệ truyền thông, từ hệ thống GSM (Global System for Mobile Communications) của thế hệ 2G lên 2,5G với GPRS (General Packet Radio Service) và EDGE (Enhanced Data GSM Environment) rồi 3G với hệ thống UMTS (Universal Mobile Technology System) chạy trên nền WAP (Wireless Application Protocol). Với 3G người ta có thể tích hợp đầy đủ các tương tác để biến một điện thoại di động thành một máy tính, một ti-vi, một tờ giấy, một trung tâm hội thảo video, một tạp chí, một sổ ghi nhớ, hay thậm chí là một thẻ tín dụng.
Năm 1997, lần đầu tiên điện thoại di động có thể sử dụng để mua tại các cửa hàng Coca Cola ở Helsinki (Phần Lan) thông qua tin nhắn SMS (Short Message Services). Năm sau đó cũng tại Phần Lan, Radiolinja bắt đầu bán đĩa nhạc bằng cách tải xuống điện thoại di động của khách hàng.
Việc bán các hàng hóa có khả năng số hóa (digital content) như đĩa nhạc, nhạc chuông, trò chơi điện tử và cả sách báo, tạp chí cùng với việc bán vé tàu, vé máy bay trở thành truyền thống mở màn cho thương mại di động ở nhiều nước. Năm 1999, Smart Money ở Philippines và i-Mode ở Nhật thiết lập nền tảng thương mại điện tử di động cấp quốc gia. Với sự xuất hiện của thế hệ iPhone, thương mại di động chuyển từ hệ thống SMS vốn nhiều rủi ro sang các ứng dụng hiện tại, được củng cố bởi công nghệ chứng thực và xác thực một lần gọi là OTAC (One Time Authentication Certification) vừa giản tiện vừa an toàn cho các giao dịch tài chính.
Thị phần của M-commerce
Những kinh nghiệm, các ý kiến phân tích mổ xẻ và những giải pháp đưa ra tại cuộc hội nghị Sangri-la cho thấy M-commerce dần chiếm ưu thế trong thị trường bán lẻ. Đây là một thị trường rất lớn và quan trọng vì nó tiếp cận với mọi người và cung cấp nhu yếu cho mỗi người. Đây cũng là uy lực cho các giai đoạn tăng trưởng hay phục hồi của nền kinh tế. Theo trình tự xuất hiện chúng ta có thể điểm danh năm dịch vụ thương mại điện tử di động trong thị phần này như sau:

1. Dịch vụ thông tin - giải trí: Bên cạnh việc phân phối sản phẩm giải trí số hóa như đĩa nhạc, trò chơi, phim ảnh, tạp chí thì dịch vụ cung cấp thông tin ngày càng đa dạng từ chứng khoán, thời tiết đến các chuyến du lịch, khách sạn hay chỗ đậu xe, trạm xăng và các dịch vụ trên đường.

2. Dịch vụ chi trả nhỏ (micropayment): Các chi phí thường nhật và hằng tháng như điện nước, tiền mua vé tàu xe, máy bay hay vé vào cửa câu lạc bộ, hoặc tiền trả taxi và các dịch vụ giao thông đều có thể thanh toán và nhận lại vé hay chứng từ ngay trên điện thoại di động.

3. Dịch vụ mua sắm: Cuộc cạnh tranh giành khách mua sắm qua điện thoại di động sẽ rất sôi nổi với việc nhiều cửa hàng chấp nhận thanh toán, nhiều dây chuyền hàng chuyên dụng và hệ thống siêu thị mở các trang web mua sắm cho khách hàng di động, và cả việc hình thành những siêu thị ảo làm giảm đáng kể giá bán các mặt hàng. Bất cứ lúc nào và ở đâu người sử dụng điện thoại di động đều có thể mua hàng, trả tiền và nhận hàng đúng lúc, đúng địa điểm.
4. Dịch vụ quảng cáo: Khả năng cá nhân hóa đang là thế mạnh của thương mại di động. Khác với việc phải tiếp nhận quá nhiều quảng cáo qua pano, brochure, trang web hay ti-vi, người sử dụng điện thoại di động chỉ cho phép một đoạn quảng cáo mà họ thấy cần xuất hiện trên màn hình. Ngược lại nhà quảng cáo cũng chọn được đúng đối tượng, cung cấp thông tin tức thời và thực hiện chế độ giao tiếp hai chiều vừa giới thiệu vừa lắng nghe chất vấn hay đặt hàng (offer - request).

5. Dịch vụ tài chính nhỏ (microfinance): Trong khi các dịch vụ tài chính lớn thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm hay chứng khoán đòi hỏi những quy định chặt chẻ và thủ tục phức tạp thì nhiều dự án cung cấp dịch vụ tài chính nhỏ như tín dụng di động và ví điện tử đang đem lại hiệu quả trong việc cải thiện đời sống và đầu tư xóa đói giảm nghèo ở nhiều nước đang phát triển như Philippines.
Tương lai của M-commerce
Nói đến thương mại chúng ta nói đến thanh toán và khi nói đến thương mại điện tử chúng ta phải nói đến ngân hàng, nơi dòng tiền thực được cất trữ để từ đó đi và đến. Cũng tại cuộc hội nghị Sangri-la người ta chia dịch vụ ngân hàng trong thương mại di động làm hai gói với hai khẩu hiệu “Banking the Banked”và “Banking the Unbanked & Microfinance Services”.

Trong đó, gói dịch vụ thứ nhất nhằm tạo cơ sở pháp lý và giải pháp công nghệ an toàn cho việc sử dụng điện thoại di động thực hiện đầy đủ các giao dịch ngân hàng thay thế cho việc phải tới quầy hay nối vào mạng. Còn việc cung cấp gói dịch vụ thứ hai xuất phát từ việc sẽ có hơn 1,2 tỉ người kể từ năm 2012 sử dụng điện thoại di động nhưng không có tài khoản ngân hàng. Người tiêu dùng chờ đợi các sáng kiến và những chính sách để các điện thoại di động trở thành các tài khoản ngân hàng thích ứng với các khoản tài chính nhỏ.

Trên thực tế điện thoại di động đang làm thay đổi cuộc sống và nếu được tích hợp công nghệ cần thiết chúng sẽ trở thành vừa là công cụ liên lạc (communicative), công cụ kết nối (connective), công cụ giao dịch (transactional) vừa là công cụ khảo sát tìm kiếm (intelligence). Trong trường hợp này sự thành công và năng lực cạnh tranh của thương mại di động tùy thuộc vào bốn yếu tố, bao gồm tính sáng tạo của mô hình kinh doanh, khả năng chấp nhận của cộng đồng đối với mô hình, các công nghệ hỗ trợ bảo đảm mô hình vận hành tốt, và cuối cùng khả năng phối hợp triển khai giữa ngân hàng (banker) và công ty triển khai (operator) nhằm khai thác thế mạnh và hạn chế các điểm yếu. Ba yếu tố vẫn tiếp tục chi phối thị hiếu của người áp dụng thương mại di động là tiện nghi, đơn giản và chi phí thấp.
Mười tác động lớn của Thương mại điện tử
Mười tác động lớn của Thương mại điện tử

Khía cạnh hấp dẫn nhất của TMĐT là nó chứa đầy những biến thể. Có lẽ một người có thể thậm chí tìm ra 50 cách giải quyết một vấn đề. Rồi thì một lần nữa 50 cách này có thể không có tác dụng. (Andy Grove – Chủ tịch Intel)

Có lẽ nhiều người vẫn còn băn khoăn: tại sao cứ phải làm rùm beng trong từng chủ đề liên quan đến TMĐT như thế? Sở dĩ như vậy là vị nó là một hệ thống tạo ra của cải vật chất mới.

TMĐT không phải là một phương thức mới của thương mại. Thực ra nó đánh dấu sự bắt đầu của một hệ thống tạo ra của cải vật chất mới. Nó là một cơ hội thương mại tuyệt vời để phát triển kinh tế. Đó là lý do tại sao nhiều người đang đổ tiền vào khai thác TMĐT.

Nhờ có thông tin liên lạc tiên tiến, mọi người biết rằng chúng ta cần xây dựng một hệ thống tạo ra của cải vật chất mới trong một nền văn minh mới. Bất cứ ai làm chủ được hệ thống tạo ra của cải vật chất mới sẽ làm chủ nền văn minh mới. Điều đó cũng giống như các nhà tư bản đầu tiên đã làm chủ thế giới như thế nào bởi vì họ đã làm chủ hệ thống tạo ra của cải vật chất trong thời đại công nghiệp.

TMĐT có một tác động sâu rộng bởi vì nó là một nền văn minh mới. Ngày nay, các doanh nghiệp TMĐT có thể làm những việc giống như các nhà máy đã từng làm trong suốt thời đại công nghiệp khi họ lấy đi các công việc của người nông dân. Điều này cũng giải thích cho vụ sáp nhập trị giá 185 tỷ USD giữa American Online và Time Warner. Tổng số dự trữ ngoại tệ của Đài Loan đứng hàng thứ ba trên thế giới (chưa đến 100 tỷ USD). Nhưng tổng tài sản của hai công ty Mỹ này lại vượt xa so với hàng thập kỷ tiết kiệm của 200 triệu người dân Đài Loan.

Lý do là gì vậy? Đó là Mỹ, với Internet và máy tính PC tiên tiến nhất trên thế giới đã nhận thức được làn sóng mới thuộc về xã hội mạng. Cái cốt lõi của xã hội mạng là TMĐT. Bất cứ ai làm chủ được TMĐT thì sẽ làm chủ nền văn minh sắp tới.

Ví dụ tập đoàn Sears cần một thế kỷ để trở thành hệ thống siêu thị lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, Wal-Mart được thành lập năm 1980 chỉ cần 20 năm để vượt qua Sears trở thành hệ thống siêu thị lớn nhất thế giới. Amazon.com, một hiệu sách trực tuyến được thành lập năm 1995 chỉ cần mất 4 năm để vượt qua Wal-Mart về giá trị thị trường. Từ đây, chúng ta có thể nhận thấy tầm quan trọng của TMĐT. Nó không phải là một thực thể không ổn định giống như chứng khoán và cổ phiếu. Thực ra, nó là một thực thể chắc chắn và thực tế.

Gần đây, tôi đã nghiên cứu Amazon.com. Nó có khoảng 6 triệu khách hàng mà rất nhiều người trong số là những khách hàng thường xuyên. Hãy nghĩ kỹ về điều đó. Nếu một trạm Web có nhiều khách hàng thường xuyên, nó không có gì khác so với bất kỳ cửa hàng nào. Khi chúng ta mua thứ gì đó, chúng ta không cần đi đến cửa hàng. Điều quan trọng nhất là chúng ta có thể mua cái mà chúng ta cần và người bán có thể nhận được tiền thanh toán. Như vậy thì không cần phải đi đến cửa hàng để mua sắm nữa.

Nếu 6 triệu người cảm thấy thật dễ dàng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian khi mua sách trực tuyến thì tự nhiên họ sẽ có thói quen mua bán trực tuyến. Nếu ngày càng có nhiều người làm như vậy thì có phải là vô số các hiệu sách sẽ làm các cửa hàng phải đóng cửa? Đấy là tác đọng của TMĐT đối với các hiệu sách. .

VÌ SAO THƯƠNG MạI ĐIệN Tử LạI ĐƯợC MọI NGƯờI QUAN TÂM
(Tamnhin.net) -Tại sao cũng 24 giờ như nhau nhưng có những người sống một cuộc sống thật thảnh thơi, thoải mái, giàu sang, trong khi nhiều người khác lại phải luôn chật vật với cuộc sống của mình thậm chí luẩn quẩn trong vòng quay tài chính không lối thoát.



Liệu đó có phải do người giàu may mắn hơn người nghèo hay anh này có số giàu còn anh kia có số nghèo? Hoặc bạn nghĩ người giàu thường thông minh hơn người nghèo? Tất cả đều không phải, đó là sự khác nhau đơn giản về tư duy kiếm tiền giữa một người giàu có và một người lao động thông thường.

“Có một dạng người nghèo mà mọi người thường gọi là nghèo ‘rớt mồng tơi’. Họ thà làm người đứng đầu trong đội ngũ những người nghèo còn hơn là làm người đứng cuối trong đội ngũ những người giàu” Đây là câu mở đầu trong cuộc hội thảo “Điều gì ẩn chứa đằng sau sự tuyệt vời của người Do Thái” của tiến sỹ Jacob Yuroh Teshima – một tiến sĩ có hơn 30 năm nghiên cứu về kinh nghiệm kinh doanh của người Do Thái tại Mỹ. Nghe thì có vẻ không ăn nhập vào chủ đề cuộc hội thảo, nhưng khi ngồi nghe bài nói chuyện của ông, thì mọi quan khách mới hiểu được vì sao tiến sỹ Jacob lại nói như vậy.

Trong buổi hội thảo, tiến sý đã hỏi mọi người

- Câu nói mở đầu bài thuyết trình của tôi là câu nói rất quen thuộc với những doanh nhân người Do Thái. Trước khi trả lời quý vị vì sao họ lại nói như vậy thì tôi xin mạn phép hỏi quan khách 3 câu hỏi. Câu thứ nhất: “Nếu như có hai người cùng rơi xuống một ống khói, một người toàn thân sẽ bị bao phủ bởi muội than, một người lại hoàn toàn sạch sẽ, vậy theo quý vị ai sẽ phải là người đi tắm?”.

- Đương nhiên là người đầy muội than rồi. Mọi người đều cười và nói to.

- Hoàn toàn sai lầm. Tiến sỹ Jacob trả lời: “Người cần đi tắm không phải là người đầy bụi bẩn vì khi anh ta nhìn sang người cùng ngã với mình thấy quần áo của người đối diện rất sạch sẽ, cho nên anh ta nghĩ quần áo mình cũng vậy. Còn người sạch sẽ thì hoàn toàn ngược lại, khi anh ta nhìn sang người đối diện thấy đầy bụi than, anh ta sẽ nghĩ quần áo mình bị bẩn như thế. Do đó người đi tắm chính là người sạch sẽ”.

Lúc này, mọi người đều ồ lên ngạc nhiên. Tiến sỹ Jacob Yuroh Teshima tiếp tục hỏi:

- Câu hỏi thứ hai tôi dành cho các vị là nếu như hai người đàn ông đó lại rơi xuống ống khói lần nữa, ai sẽ là người phải đi tắm?”

Rút kinh nghiệm lần trước, lần này mọi người nhao nhao  trả lời:

- Chắc chắn là người quần áo sạch sẽ rồi.

Tiến sỹ Jacob Yuroh Teshima cười và đáp:

- Lại sai nữa rồi. Lần này sau khi ngã thêm lần nữa, người sạch sẽ đã biết mình không bị dính muội than, quần áo không bẩn, do đó tắm để làm gì chứ. Còn người dính đầy muội than thì biết rằng quần áo anh ta rất bẩn, chính vì thế người phải đi tắm chính là anh ta chứ không phải ai khác nữa. Tôi có câu hỏi thứ ba dành cho quý vị. Quý vị có đồng ý trả lời tiếp không? Tiến sĩ Jacob hóm hỉnh nói

Mọi người bắt đầu cảm thất hứng thú với câu chuyện của ông và họ đều đồng thanh: “Có”

- Câu hỏi thứ 3 tôi muốn dành cho các vị là nếu như một lần nữa cả 2 người này lại rơi xuống ống khói, thì lần này ai sẽ phải đi tắm.

CÁC CÔNG TY ĂN NÊN LÀM RA NHỜ KÊNH MUA BÁN TRÊN MẠNG

- Là người dính đầy muội than. Mọi người cùng hét to trả lời

Đến lúc này, tiến sỹ Jacob cười vang, ông hóm hỉnh nói:

- Thưa quý vị, nếu cả hai người cùng rơi xuống một ống khói thì có chuyện một người quần áo ám đầy khói bụi, còn một người lại sạch sẽ hoàn toàn chăng? Chắc là không rồi.

Trong khán phòng bất ngờ im phăng phắc, mỗi người theo đuổi suy nghĩ riêng của mình. Lúc này, tiến sĩ Jocob nói tiếp:

- Thực ra đây không phải là suy nghĩ của tôi mà đó là thói quen của người Do Thái. Trong thương trường họ luôn xoay chuyển được mọi tình thế mà người khác không ngờ tới. Họ luôn đem lại bất ngờ cho mọi người trong suy nghĩ cũng như trong mọi tình huống phát sinh. Chính vì thế người DoThái trên thương trường luôn là những người giàu có. Họ thường nói với nhau rằng: “Người nghèo cũng phải cố đứng vào hàng ngũ của những người giàu, không phải vì lấy cái danh mà để học lấy suy nghĩ, cách thức làm giàu của người ta”.

Mọi người vẫn im lặng tuyệt đối lắng nghe bài nói chuyện của vị tiến sỹ khả kính.

- Người nghèo thường chỉ ngưỡng mộ tài sản mà người giàu đang sở hữu chứ ít ai ngưỡng mộ tài năng, trí tuệ của những người đã tạo dựng ra số tài sản đó. Chính vì thế phải đứng trong hàng ngũ của những người giàu thì bạn mới thông hiểu suy nghĩ làm giàu của họ. Và hãy lấy đó làm mục đích của bản thân chứ chỉ đừng ngưỡng mộ những thứ mà bạn thấy.

Sau khi kết thúc bài diễn thuyết, cả hội trường pháo tay vang dậy như sấm. Tiến sỹ Jacob Yuroh Teshima mỉm cười nói: “Đấy là lý do tại sao chúng ta mới có cuộc hội thảo ngày hôm nay: Điều gì ẩn chứa đằng sau sự tuyệt vời của người Do Thái”.




Doanh thu hàng tỷ đồng mỗi tháng, trong khi chi phí đầu tư (thuê gian hàng điện tử, nâng cấp, đăng tải thông tin…) không lớn, nhiều doanh nghiệp đang háo hức với hình thức kinh doanh trên mạng tưởng “làm chơi” mà “ ăn thật”.
Không tốn một đồng thuê mặt bằng, nhưng các website chuyên về giao dịch trực tuyến như: Vatgia.com, Enbac.com, Muare.vn, Rongbay.com, muaban.net, 123mua.com.vn… gần đây vẫn thu hút hàng trăm nghìn khách hàng tìm đến mua - bán mỗi ngày.

Đầu tư 1, thu về 10

Chỉ với 5 triệu đồng phí thuê gian hàng điện tử trên trang Vatgia.com trong 6 tháng thuê, cộng thêm phí rao vặt trên các trang mạng không quá tốn kém, anh Nguyễn Đình Khuy, chủ gian hàng Vườn Sâm tiết lộ, doanh thu mỗi tháng của cửa hàng anh không dưới một tỷ đồng, gấp 200% chi phí thực tế.

Giám đốc Công ty TNHH MTV Phú Quang, ông Nguyễn Minh Hoàng, chủ gian hàng điện tử Phú Quang Digital khẳng định, từ khi kiếm được tiền một cách “ngon lành” trên internet, doanh nghiệp (DN) này đẩy mạnh marketing và phủ rộng thông tin trên nhiều diễn đàn để “chăm sóc” cho gian hàng điện tử của mình.

“Giao dịch trên mạng chiếm đến 80% doanh số bán ra của công ty, tương đương một tỷ đồng/tháng. Trong khi, tổng chi phí đầu tư trên các kênh để hỗ trợ gian hàng điện tử chỉ chiếm 30% doanh thu. Xét về lâu dài, đây không phải là khoản đầu tư đáng kể nhưng lại mang lại hiệu quả thiết thực”, ông Hoàng cho biết.

Với công ty TNHH một thành viên Phát triển công nghệ Quốc tế Á Châu, từ một cửa hàng chuyên giao bán thiết bị số đến bước tiến về doanh thu - bình quân 7 tỷ đồng/tháng nhờ kinh doanh trên mạng - đang là con số đáng ao ước với nhiều DN điện tử tư nhân khác. Trước xu hướng “hái” ra tiền nhờ kinh doanh trên mạng, một số DN đang rục rịch mở rộng đầu tư thời gian, công sức chăm chút cho hoạt động kinh doanh trên mạng hơn là phát triển mạng lưới bên ngoài.

33% doanh thu của DN từ đơn hàng trên mạng

Lý giải về việc các DN ngày càng “ăn nên làm ra” với hoạt động bán hàng trên mạng, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin (Bộ Công thương), cho rằng: “Đây là xu hướng tất yếu vì những người trẻ, có tri thức và thu nhập ổn định - lực lượng truy cập internet cao nhất, luôn sẵn sàng trải nghiệm với hình thức mua - bán mới, vốn không tốn công sức đi lại, tìm hiểu”. Cũng theo ông Quyền, tính đến hết năm 2009, 33% doanh thu của DN trên cả nước là nhờ các đơn hàng trên mạng.

BƯỚC ĐẦU ĐỂ KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG CÙNG TMĐT

Dũng khí để khởi nghiệp
Tuy nhiên, cái "ngày nào đó" quả là khó đoán chính xác và không ít người chấp nhận câu trả lời: "khi nào có đủ điều kiện". Điều kiện ở đây có thể hiểu là đạt một trình độ hoặc kinh nghiệm nào đó, tập hợp được một số người cùng chí hướng, môi trường kinh doanh hoặc luật pháp thông thoáng hơn...

Và điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là... có một khoản tiền tương đối. Ở đây chỉ xin bàn một chút về vấn đề "tiền ở đâu ra" để thành lập doanh nghiệp và vai trò của nó trong bước khởi sự.

Có một nghịch lý mà lại không nghịch lý là phần lớn các cự phú trên đời bắt đầu sự nghiệp từ hai bàn tay trắng chứ không phải có tiền ngay khi khởi sự.


Các trường đại học và giáo trình trên toàn cầu thường chỉ dạy cách làm ông chủ, tức là phải điều hành kinh doanh như thế nào. Tiếc rằng họ không và không thể dạy bạn khi còn là một người bình thường thì phải làm sao để trở thành ông chủ.

Nếu bạn có trình độ cao, làm cho một công ty lớn, lương thừa sống và dùng tiền tích lũy được để thành lập một công ty, trong khi vẫn muốn giữ chỗ làm cũ, thì chắc chắn rằng công ty ấy sẽ chẳng đi tới đâu. Thực tế không có công ty nào thành công và trụ vững được theo kiểu này.

Đột ngột có một món lớn (do trúng số chẳng hạn) ra mở công ty để thỏa chí cũng là một con đường khác dễ dẫn đến thất bại.

Tiếp quản một gia sản (tiền hoặc cơ sở kinh doanh) mà mình chưa từng lăn lộn cùng nó cũng dễ khiến ta sa lầy và tuột dốc.

Huy động vốn bằng cách vẽ ra những viễn cảnh tươi đẹp cũng đưa rất nhiều người tới thảm bại. Bắt đầu nhỏ để lớn dần lên không thể áp dụng cho mọi ngành hàng và khó trụ vững trong môi trường cạnh tranh ngày một khốc liệt.

Vậy phải làm sao khi chưa có cơ sở tài chính vững chắc cho việc thành lập doanh nghiệp? Nếu bạn từng được đào tạo bài bản, trong đầu sẽ rất dễ nảy sinh những câu hỏi kiểu thế này: Theo tính toán thì cần xxx triệu đồng thì mới có thể khởi sự được, vậy thì :

- Kiên trì tiết kiệm tiền và chờ đợi ư? Đến khi nào thì đủ? Tới lúc đó có còn cơ hội cho mình không?

- Đi vay ư? Ai cho vay khi ta còn là lính mới? Ý tưởng cần nhiều tiền mới làm được thì làm sao vay đủ?

- Vận may? Ai biết khi nào nó tới?

- Bán tài sản (nếu có) đi ư? Cuộc sống hiện tại còn chưa ổn mà gây thêm rắc rối thì có nên không? Lo kinh doanh đã mệt giờ lại lo thêm cuộc sống nữa thì có chịu nổi không?

- Đem ý tưởng đi liên kết với người có tiền? Cũng khó, và liệu rồi có bị họ thôn tính không?

Có lẽ đây chính là nguyên nhân khiến những người có gan thì mới có thể làm giàu. Người có gan có thể có hoặc không có đủ những câu trả lời cho các câu hỏi trên nhưng chắc là chúng (những câu hỏi về tiền) đã không đủ mạnh để ngăn họ hành động.

Một trực giác bén nhạy sẽ dẫn dắt người ta trong những bước đầu tiên nhiều hơn rất nhiều những kiến thức chuyên môn sách vở hoặc số tiền mà họ đang có trong tay. Trực giác này đương nhiên không phải là tất cả và cũng sẽ chẳng đi đến đâu nếu không được kết hợp với một phẩm chất rất quan trọng - lòng dũng cảm.

Cái này đôi khi biểu hiện ra ngoài như một thứ "máu liều", điều này cũng khiến nhiều người nhận lầm nguyên nhân thành công của nhiều doanh nhân: "Ấy là do hắn có máu liều và may mắn gặp thời".

Theo tôi, nếu chúng ta chỉ muốn hoặc có khát vọng chứ không phải bị bức trở thành ông chủ thì có lẽ phải chấp nhận một quan điểm: "Thất bại là điều bình thường và cần chuẩn bị đón nhận" vì thực ra, những doanh nghiệp lớn nhất thế giới cũng đã không dưới một lần đứng trước bờ vực phá sản.

Bạn có thể tạo vốn cho mình bằng nhiều cách nhưng phải dựa trên một niềm tin rằng thử thách về tiền là do chính mình (chứ không phải hoàn cảnh khách quan) tạo ra và chúng được tạo ra với mục đích là để vượt qua.

Điều này hiển nhiên đúng: bạn muốn làm ông chủ - một việc khó hơn việc bạn đang làm - một việc dễ thất bại hơn những việc bạn từng thành công.

Không có công thức nào về số lượng vốn cần có cho việc khởi sự doanh nghiệp, cũng như cách để có số vốn đó mà chỉ có dũng khí mới giúp bạn thành công trong bước đầu thâm nhập thương trường mà thôi. Tôi tin rằng đa số các nhà doanh nghiệp từng trải đồng ý về điểm này.


Nhiều doanh nghiệp đang háo hức với hình thức kinh doanh trên mạng tưởng “làm chơi” mà “ ăn thật”.
Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho thương mại điện tử và công nghệ của DN nhìn chung vẫn thấp, chỉ tương đương 5% tổng chi phí kinh doanh của DN. “Nhiều DN không triển khai giao dịch điện tử hiệu quả vì thiếu cán bộ có năng lực, am hiểu trong lĩnh vực này. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp thiệt hại đáng tiếc do mua bán ảo trên mạng”, ông Quyền cho biết.

Thực tế, cùng với sự nở rộ của kinh doanh trên mạng, gần đây, nhiều cư dân mạng trên các diễn đàn cũng liên tục cảnh báo về nguy cơ bị mất tiền oan khi mua hàng trên mạng. Còn nhớ, năm ngoái chỉ với một chiêu thức đơn giản là lập website quảng cáo máy ảnh, đề nghị người mua trả trước 20%, hàng trăm khách hàng bị một sinh viên lừa 300 triệu đồng. Hay như trường hợp nickname Giunlun lừa đảo bán ví xách Marc Jacobs dỏm, thu của khách hàng đến 1.640 USD rồi lặn mất tăm cũng từng khiến cộng đồng mạng xôn xao.

Ông Nguyễn Ngọc Điệp, Giám đốc trang Vatgia.com cho biết, trong hai năm hoạt động, sàn này gặp hai vụ khách hàng không nhận được sản phẩm như chất lượng rao bán, phải bồi thường cho khách. Theo ông Điệp, trong khi luật pháp về vấn đề này còn thiếu thì doanh nghiệp nên thành lập các gian hàng đảm bảo, hoặc mua bảo hiểm cho các giao dịch online. Còn theo ông Nguyễn Minh Hoàng, nếu tạo được uy tín, lợi nhuận thu về sẽ lớn gấp nhiều lần so với việc hám lợi vài triệu đồng mà mất khách. Cái tâm đi trước, cái tầm sẽ theo sau.

7 nhận xét:

  • Unknown says:
    lúc 21:57 25 tháng 7, 2014

    Thông tin về Thương Mại Điện Tử rất hữu ích, chi tiết. Cảm ơn.
    Dịch vụ giao hàng tận nơi cho các shop online tại TPHCM | Dich vu giao hang tan noi cho cac shop online tai TPHCM

  • Unknown says:
    lúc 03:21 20 tháng 9, 2014

    Hiện nay, có rất nhiều công ty dịch vụ môi trường chuyên nghiệp tại hcm xuất hiện, điều đó phản ánh nhu cầu giải quyết môi trường của xã hội. Nhưng theo tôi,một chuyên viên môi trường tôi thấy công ty dịch vụ môi trường chuyên nghiệp tại hcm đáp ứng được các tiêu chí là:
    CHUYÊN VIÊN MÔI TRƯỜNG: Nguyễn Huỳnh Thảo Nguyên
    SĐT: 0915101713 - 01208855960
    Email: thaonguyen@phongvietjsc.com
    Công ty cổ phần tư vấn – đầu tư – thương mại Phong Việt
    Địa chỉ trụ sở chính : 97-99 Tôn Thất Đạm, phường Bến nghé, Quận 1
    Văn phòng hồ chí minh : 372/1 Nguyễn Văn Nghi, phường 7, quận Gò Vấp

    Dịch vu môi trường chuyên nghiệp tai hcm ||
    Dich vu moi truong chuyen nghiep tại hcm

  • Lê thị Thảo Tâm says:
    lúc 19:50 18 tháng 2, 2020

    Lương kế toán trường học thông thường được trả dao động từ 5 đến 7 triệu và tính theo cấp bậc lương, hệ số lương như nhà nước quy định. >> Xem thêm Kế toán trường học

  • maibachien15@gmail.com says:
    lúc 02:38 6 tháng 3, 2020

    Marco Pierre White cũng là một đầu bếp nổi tiếng người Anh như Gordon Ramsay, thậm chí họ còn mối quan hệ cực kỳ mật thiết. Gordon chính là cố vấn để Marco đạt được những thành tựu lớn trong giới đầu bếp chuyên nghiệp , bản thân Marco ngay từ khi mới vào nghề cũng coi Gordon Ramsay là hình mẫu để phấn đấu.
    Tài năng của Marco Pierre White là điều mà chẳng ai có thể phủ nhận. Ông là đầu bếp trẻ nhất nhận được 3 sao Michelin khi mới chỉ 33 tuổi. Ở thời điểm hiện tại, Marco được mệnh danh là “Bố già của nền ẩm thực hiện đại” (Godfather of Modern Cuisine).
    Không được ngưỡng mộ vì tài năng mà tính cách nhã nhặn của Marco cũng nhận được nhiều lời tán thưởng từ những người xung quanh.
    Nếu bạn bạn giỏi tiếng Anh thì hãy cùng tìm hiểu nhiều hơn về lương đầu bếp, trường dạy nấu ăn, công việc phụ bếp ... để sau này đạt ước mơ của mình nhé!

  • maibachien15@gmail.com says:
    lúc 21:41 13 tháng 3, 2020

    Việc làm kinh doanh có thể được phân chia thành nhiều loại hình khác nhau, nhưng ba loại hình phổ biến nhất đó là:
    • Doanh nghiệp bán lẻ
    • Doanh nghiệp sản xuất
    • Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
    Nhân viên kinh doanh là làm gì?
    Đội ngũ những nhân viên làm nhiệm vụ có liên quan tới việc tiếp thị, môi giới, quản lý và xây dựng các chiến lược thúc đẩy hiệu quả của những hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp để gia tăng lợi nhuận và doanh thu cho tổ chức đó thì được gọi là nhân viên kinh doanh, trong tiếng Anh còn được gọi là Salesman hoặc Saleswoman.
    Việc làm nhân viên kinh doanh hiện nay khá phổ biến có rất nhiều công ty tuyển nhân viên kinh doanh do vậy bạn hãy chú ý tự chuẩn bị mẫu cv tiếng anh, tự học cách viết sơ yếu lý lịch, mẫu tuyển dụng nhân viên kinh doanh ... để thuận lợi hơn khi đi xin việc nhé!
    Tham khảo thêm:
    tuyển nhân viên sale
    tuyển dụng nhân viên kinh doanh
    tuyển dụng nhân viên sale

  • Unknown says:
    lúc 02:06 23 tháng 3, 2020

    Admin là gì?
    Admin là dạng viết tắt của từ administrator. Có thể hiểu đơn giản là một người quản trị các nền tảng khác nhau.
    Và trong các vị trí việc làm hiện nay, chúng ta sẽ gặp nhiều vị trí việc làm admin tại các lĩnh vực khác nhau như: thiết kế, quản trị website, quản trị diễn đàn…. Hoặc thậm chí trong lĩnh vực bán hàng cũng có vị trí sale admin để hỗ trợ các hoạt động thường ngày của bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp.
    Ngoài công việc Admin bạn cũng có thể tìm hiểu thêm xung quanh các cẩm nang việc làm như: thuế suất là gì, tìm hiểu mức lương cơ sở là gì, kinh phí công đoàn là gì.
    Ngoài ra với công việc Admin, bạn cũng nên biết công việc của bạn cũng liên quan tới: dấu giáp lai là gì, hay hiểu sơ qua hạch toán là gì, doanh thu thuần là gì, bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì...
    Ngoài các cẩm nang đặc trưng về công việc như lương thưởng, công đoàn phía trên thì việc tìm hiểu người cư trú là gì, mã pin là gì,... cũng sẽ giúp ích cho việc quản lý con người của bạn!

  • maibachien15@gmail.com says:
    lúc 04:01 22 tháng 5, 2020

    Mô hình kinh doanh là gì?

    Mô hình kinh doanh là các hoạt động của kinh doanh tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng những nhu cầu của khách hàng và mang về lợi nhuận. Nó chính là cách thức để chúng ta tổ chức công việc, kiếm được lợi nhuận thông qua việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

    Một mô hình kinh doanh là tổng hợp của rất nhiều bộ phận, mỗi bộ phận đều có chức năng riêng phục vụ quá trình kinh doanh. Xây dựng tốt mô hình kinh doanh sẽ định hướng tốt cho những công việc và nhiệm vụ cần làm để phát triển doanh nghiệp.

    Tìm hiểu những công việc tốt nhất cho bản thân bạn tại tin tuyển dụng việc làm

Đăng nhận xét

Tin 24h qua

Xem thêm

Đơn vị chủ quản Công ty TNHH Chiến Lược Trực Tuyến Địa chỉ: 23 Tân Trang, P.9, Q.Tân Bình, HCM Điện thoại: 08 22122 461 - 08 22122 462 Email1: InternetMarketing.Vietnam@gmail.com EmailL2: ThietKeWebsiteChuyenNghiep.imv@gmail.com Website: www.ChienLuocTrucTuyen.com www.ClbInternetMarketingVietnam.com www.DaoTaoMarketingOnline.com www.MarketerVietnamTraining.com Liên hệ quảng cáo - Ms Trinh 0975 237 258